Nhân hòa Phát

top
flat flat flat flat
hotlineHotline:0936.208.808
MENU

Ngành giấy: Tìm thế cân bằng

18-05-2016
Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, với chỉ số tồn kho 7 tháng đầu năm lên tới 12,1%, khó khăn nhất với ngành giấy hiện nay là cung lớn hơn cầu. Các doanh nghiệp trong ngành phải tiếp tục đối mặt
 

nganh-giay-tim-the-can-bangHiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, với chỉ số tồn kho 7 tháng đầu năm lên tới 12,1%, khó khăn nhất với ngành giấy hiện nay là cung lớn hơn cầu. Các doanh nghiệp trong ngành phải tiếp tục đối mặt với khó khăn do biến động giá đầu vào vẫn theo chiều hướng tăng, tác động vào giá thành sản xuất.

CôngThương - Theo VPPA, nhu cầu tiêu dùng giấy giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước (từ 32 kg/năm xuống còn 30 kg/năm), nhất là mặt hàng giấy cao cấp tráng phấn và giấy in báo do người dân tiết kiệm chi tiêu và doanh nghiệp (DN) tiết kiệm… 7 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam - đơn vị sản xuất kinh doanh giấy lớn nhất nước - cũng chỉ đạt 48% kế hoạch năm, bằng 85% cùng kỳ năm trước. Lượng giấy tồn kho của tổng công ty lên tới 38.962 tấn, trong đó tồn kho của công ty mẹ là 18.500 tấn, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Vũ Ngọc Bảo - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VPPA - chia sẻ, bên cạnh ảnh hưởng của kinh tế suy thoái còn có nguyên nhân nhiều sản phẩm giấy Việt Nam có chất lượng kém nên không bán được hoặc phải bán chịu, gây nợ đọng, ứ vốn. Hậu quả là nhiều DN phải dừng sản xuất hoặc sản xuất không hết công suất, nhất là những DN quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, giá thành cao. Với mức giá bán hiện nay, nhiều nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Không có lợi nhuận, DN không có vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng... Cái vòng luẩn quẩn đó đang khiến nhiều DN đứng trên bờ vực phá sản, nhất là năm 2015 ngày càng tới gần, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập, mặt hàng giấy từ các nước trong khu vực sẽ tràn vào Việt Nam với mức thuế 0%. Nếu không nhanh chóng tìm giải pháp thì giấy Việt Nam khó đứng vững ngay trên sân nhà chứ đừng nói chuyện lấn sang “sân khách”.

Đáng nói là, nhiều năm qua, Việt Nam liên tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu dăm gỗ. Riêng năm 2012, xuất khẩu 6 triệu tấn dăm gỗ (tương đương 2,7 triệu tấn bột giấy), với giá 110- 120 USD/tấn, trong khi vẫn phải nhập hơn 1 triệu tấn bột giấy/năm với giá 900 - 1.000 USD/tấn. Thực trạng “xuất thô, nhập tinh” này đã khiến giá trị kim ngạch thu về cho đất nước từ xuất dăm gỗ chỉ đạt khoảng 300 triệu USD/năm, còn số tiền phải chi ra để nhập khẩu bột giấy lên tới hàng tỷ USD/năm. Chính điều này khiến các DN nước ngoài đang đổ vào Việt Nam để đầu tư sản xuất bột giấy. Điển hình là tháng 5 vừa qua, công ty sản xuất giấy bao bì lớn nhất thế giới là Nine Dragons Paper (Holdings) đã công bố sẽ lắp đặt 1 máy xeo mới ở Công ty TNHH Giấy Chánh Dương, với công suất 350.000 tấn/năm; dự án sản xuất giấy của Lee&Man Paper Manufacturing Ltd đang được triển khai ở tỉnh Hậu Giang; Công ty China Paper Corporation dự định xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy ở khu vực miền Trung...

VPPA khuyến cáo, các DN trong nước muốn cạnh tranh phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định dưới hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng. Tuy nhiên, với khả năng tài chính của phần lớn các DN hiện nay, việc huy động được vốn đề đầu tư máy móc, thiết bị vào ngành bột giấy không phải đơn giản.

Bên cạnh khó khăn về tài chính, những DN sản xuất giấy từ phế liệu đang gặp nhiều bất cập như không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh đầu vào, nhưng khi xuất hóa đơn đầu ra vẫn phải chịu thuế 10%, trong khi ở nhiều nước khác, tái chế các sản phẩm từ giấy không phải chịu thuế.

Ngọc Loan

Nguồn: Báo Công Thương


Hỗ trợ trực tuyến

0936.208.808
  
KINH DOANH
02743.662.418 - 662. 419